Để nuôi cá bảy màu phát triển tốt và ít bệnh, việc nắm rõ những bệnh loài cá này hay mắc phải là điều bạn cần đặc biệt quan tâm. Điều này giúp bạn dễ dàng có phương án xử lý khi chẳng may đàn cá của bạn bị mắc bệnh. Cùng khám phá ngay những bệnh thường gặp ở cá cá bảy màu, các triệu chứng và biện pháp phòng ngừa hiệu quả dưới đây để giữ cho bể cá của bạn luôn tràn đầy sức sống nhé.
Những dấu hiệu cho thấy cá bảy màu đang bị bệnh
Là dòng cá được rất nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp ấn tượng, tuy nhiên chúng cũng dễ mắc bệnh nếu môi trường sống không được ổn định. Một số dấu hiệu cho thấy cá của bạn đang bị bệnh đó là:
- Bỏ ăn: Cá bảy màu khỏe mạnh thường ăn rất tích cực. Nếu cá của bạn đột nhiên bỏ ăn hoặc ăn ít hơn bình thường thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy cá của bạn đang bị bệnh đấy.
- Có dấu hiệu bơi bất thường: Khi bị bệnh cá thường bơi lội chậm chạp, lờ đờ. Một số dấu hiệu như: bơi nghiêng, bơi vòng tròn hoặc cọ xát vào các vật thể trong bể cũng cho thấy cá đang bị bệnh.
- Thay đổi ngoại hình: Khi bị bệnh cá có thể có những dấu hiệu như thay đổi về màu sắc, hình dạng cơ thể hoặc xuất hiện các vết loét, đốm trắng….
- Co dấu hiệu tách đàn: Cá bảy màu là loài cá sống theo đàn. Vì vậy, nếu có một con cá đột nhiên tách khỏi đàn và trốn ở một góc bể thì đó là dấu hiệu của con đó đang bị bệnh.
- Các dấu hiệu khác: Một số dấu hiệu khác của bệnh ở cá bảy màu có thể bao gồm: mắt đục, vây rách, đuôi cụp hoặc bụng phình to.
Các bệnh thường gặp nhất ở cá bảy màu
Bệnh đốm trắng
- Nguyên nhân: Bệnh đốm trắng do ký sinh trùng Ichthyophthirius multifiliis gây ra. Cá thường bị mắc bệnh này khi điều kiện nước nuôi cá không không và nhiệt độ của bể thấp. Đây là loại bệnh thường gặp nhất vào mùa đông.
- Triệu chứng: Xuất hiện các đốm trắng nhỏ trên da, vây và mang của cá. Cá bơi lội không bình thường, có thể bị stress và chán ăn.
- Cách chữa trị: Tăng nhiệt độ nước lên khoảng 28-30°C để tiêu diệt ký sinh trùng, kết hợp sử dụng sử dụng các loại thuốc chuyên dụng để điều trị bệnh đốm trắng. Bạn hãy nhớ thay nước thường xuyên để giúp cá nhanh khỏi bệnh nhé.
Bệnh nấm
- Nguyên nhân: Nấm thường xuất hiện do chất lượng nước bẩn. Các loại nấm thông thường là nấm Saprolegnia và Achlya.
- Triệu chứng: Cá xuất hiện các mảng trắng giống như bông trên da, vây và miệng cá. Cá có thể bị stress, bơi lội không bình thường và chán ăn.
- Cách chữa trị: Khi phát hiện cá bị bệnh cần cách ly cá để tránh lây ra những con cá khác. Sử dụng thuốc trị nấm như methylene blue hoặc thuốc tím để điều trị hiệu quả loại bệnh này.
Bệnh thối vây
- Nguyên nhân: Do vi khuẩn như Pseudomonas hoặc Aeromonas gây ra. Cá thường mắc bệnh này do điều kiện nước kém, không thường xuyên vệ sinh bể cá.
- Triệu chứng: Vây cá bị rách, xơ xác và có thể bị thối dần từ mép vào trong. Cá bơi lội không bình thường và có thể chán ăn.
- Cách chữa trị: Cách ly cá bệnh để tránh lây lan. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh như tetracycline hoặc erythromycin để điều trị loại bệnh này.
Bệnh sán
- Nguyên nhân: Bệnh do các loại sán ký sinh như Gyrodactylus và Dactylogyrus. Thường lây lan qua môi trường nước và thức ăn không sạch.
- Triệu chứng: Cá có dấu hiệu cọ xát vào các vật trong bể. Vây có thể bị xơ xác, cá bơi lội không bình thường. Nếu quan sát kĩ bạn có thể thấy các ký sinh trùng nhỏ trên da và vây cá.
- Cách chữa trị: Sử dụng thuốc trị sán như praziquantel hoặc formalin. Tiến hành thay nước và duy trì môi trường nước sạch sẽ giúp hạn chế loại bệnh này.
Bệnh sình bụng
- Nguyên nhân: Do ăn quá nhiều thức ăn gây khó tiêu, nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng hoặc chất lượng nước kém, nhiễm độc.
- Triệu chứng: Bụng cá phình to bất thường, bơi lội khó khăn.
- Cách chữa trị: Giảm lượng thức ăn, tránh thức ăn khó tiêu. Tiến hàng thay nước thường xuyên và duy trì môi trường sạch sẽ. Bạn cũng có thể sử dụng thêm một số loại men tiêu hóa để giúp cá tiêu hóa tốt hơn.
Bệnh hóp bụng
- Nguyên nhân: Thiếu dinh dưỡng hoặc thức ăn không đủ chất lượng, cá hay bị stress do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng bỏ ăn.
- Triệu chứng: Bụng cá hóp lại, gầy yếu và bơi lội kém. Nếu quan sát kỹ có thể thấy các có màu sắc nhạt hơn so với bình thường.
- Cách chữa trị: Cần cung cấp cho cá các loại thức ăn có độ dinh dưỡng cao. Tạo môi trường sống thoải mái, ít stress để cá phát triển tốt.
Bệnh xù vảy
- Nguyên nhân: Cá bị nhiễm khuẩn do chất lượng nước kém, điều kiện sống không tốt.
- Triệu chứng: Vảy cá bị xù lên rõ rệt, bơi lội kém và ít di chuyển.
- Cách chữa trị: Sử dụng thuốc kháng sinh chuyên dụng, thay nước thường xuyên để tạo môi trường sạch sẽ.
Cách phòng ngừa bệnh ở cá bảy màu
Khi nuôi cá bảy màu để phòng ngừa các bệnh hiệu quả bạn cần lưu ý những yếu tố sau.
- Chọn cá khỏe mạnh khi mua: chọn những con khỏe mạnh, bơi lội nhanh nhẹn, không có dấu hiệu bệnh tật như đốm trắng, lở loét, xù vảy, mất màu…
- Vệ sinh bể cá thường xuyên: Để cá luôn khỏe mạnh thì việc vệ sinh bể cá thường xuyên rất quan trọng. Kết hợp thay 20-30% lượng nước trong bể mỗi tuần để loại bỏ chất thải và vi khuẩn gây bệnh.
- Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Không nên cho cá ăn quá nhiều, sử dụng đa dạng những loại thức ăn khác nhau để đảm bảo đây đủ dinh dưỡng cho cá.
- Theo dõi cá thường xuyên: Bạn cần quan sát cá hàng ngày để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tật để từ đó có hướng xử lý kịp thời.
>>> Gợi ý hay: Bí quyết nuôi cá bảy màu sinh sản đẻ nhiều con
Cách chăm sóc cá bảy màu sau khi khỏi bệnh
Chăm sóc cá sau khi khỏi bệnh là vô cùng quan trọng. Điều này đảm bảo cá hồi phục hoàn toàn và ngăn ngừa bệnh tái phát. Một số vấn đề mà bạn cần quan tâm đó là:
Theo dõi sát sao cá
- Tiếp tục theo dõi hành vi của cá, bao gồm: cách bơi, ăn uống và tương tác với các cá thể khác.
- Kiểm tra thường xuyên xem cá có xuất hiện các triệu chứng bệnh cũ hay không.
Duy trì môi trường nước sạch
- Thay 20-30% lượng nước trong bể mỗi tuần để loại bỏ các chất thải và độc tố tích tụ. Sử dụng nước đã được xử lý để loại bỏ clo và các kim loại nặng giúp phù hợp nhất với cá.
- Thường xuyên kiểm tra thông số nước như pH, amoniac, nitrit, và nitrat. Đảm bảo các thông số này nằm trong ngưỡng an toàn cho cá bảy màu để chúng có thể phát triển tốt.
Bổ xung một chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Cho cá ăn thức ăn đa dạng, có hàm lượng dinh dưỡng cao. Sử dụng kết hợp thức ăn khô và thức ăn tươi sống để giúp cá sớm phục hồi sau khi bị bệnh.
- Cân nhắc bổ sung vitamin và khoáng chất vào thức ăn để tăng cường hệ miễn dịch cho cá.
Phòng ngừa tái nhiễm bệnh
- Tránh thay đổi đột ngột các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, chất lượng nước vì điều này có thể gây stress cho cá và làm giảm sức đề kháng.
- Đảm bảo bể cá có đủ không gian cho cá bơi lội thoải mái để giúp cá ít bị bệnh hơn.
Hy vọng rằng những thông tin về bệnh thường gặp ở cá bảy màu được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc cá một cách hiệu quả hơn. Hãy luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của cá, duy trì môi trường sống sạch sẽ và cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp để đàn cá của bạn luôn phát triển tốt nhất nhé. Chúc bạn thành công!